tháng 4 2022

  Trám răng mất thời gian bao lâu có thể giúp tái tạo lại những chiếc răng sâu, mẻ vỡ đảm bảo khôi phục lại hình dáng, thẩm mỹ như ban đầu.

Trám răng mất bao lâu

Kỹ thuật trám răng là gì?


Trám răng thẩm mỹ là phương pháp dùng vật liệu trám để khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng bị mẻ, vỡ, sâu, bị mòn men răng,...Có thể nói đây là hình thức bổ sung men răng nhân tạo có hiệu quả vượt bậc cả về tính thẩm mỹ lẫn màu sắc giống như răng thật.


Hiện nay có rất nhiều vật liệu dùng để trám răng có độ bền chắc cao như amalgam, composite,...được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, đối với vật liệu amalgam, theo thời gian chỗ trám bị xỉn đen còn với composite thẩm mỹ thì khắc phục được tình trạng này.


Trám răng mất bao lâu?


Trám răng mất bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng răng, tay nghề của bác sĩ và công nghệ ứng dụng vào điều trị. Với trường hợp răng thưa nhẹ, bác sĩ chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để hoàn tất quá trình hàn trám. Bao gồm vệ sinh khoang miệng, tạo hình chất trám và chiếu laser. Quy trình niềng răng sứ cho răng khểnh?


Còn nếu trám răng sâu ở mức độ nhẹ, Bác sĩ tiến hành nạo bỏ vết sâu răng tận gốc, tạo hình chất trám để vết trám bám chắc trên răng đẹp như răng thật. Thời gian mất từ 30 - 40 phút. 


Với trường hợp răng sâu nặng, đã ăn sâu vào tủy thì cần thêm thời gian để điều trị tủy răng, sau đó mới tiến hành trám. Với điều trị tủy mất khoảng từ 2 – 4 lần hẹn để điều trị. 


Bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện trám răng, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở kỹ thuật hiện đại nhằm giúp quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.


Như vậy, trám răng không phải lúc nào cũng lấy tủy, chỉ trong trường hợp tủy bị viêm. Tủy răng đóng vai trò rất quan trọng, giúp duy trì sự sống của răng nên được bác sĩ cân nhắc khi lấy.

Chảy máu chân răng và cách chữa trị đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù chảy máu chân răng không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn nhai và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm ra phương pháp khắc phục trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do viêm lợi

Khi bị viêm lợi cấp, ta thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn quá mặn, quá nóng… Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau.

Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nữa nhưng điều làm người bệnh khó chịu và lo lắng là dễ chảy máu ở chân răng. Nguyên nhân gây viêm lợi có nhiều, có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu…

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân gây nên*

Các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Do va đập, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Khi việc này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến việc mô ở chân răng khó phục hồi lại như ban đầu. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng
  • Vôi răng dày là môi trường tích tụ lý tưởng của các vi khuẩn gây tổn thương mô nha chu
  • Thiếu các loại vitamin cần thiết như vitamin C, vitamin K và canxi
  • Là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như tiểu đường, ung thư máu,… và các bệnh về gan, thận
  • Do sự thay đổi của nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Chảy máu chân răng và cách chữa trị như thế nào?

Cách chữa chảy máu chân răng tạm thời

Bạn không phải lo lắng chảy máu chân răng và cách chữa trị như thế nào mới hiệu quả. Có thể tạm thời khắc phục tình trạng chảy máu chân răng bằng các cách sau:

- Dừng tác động lực mạnh đến vùng lợi viêm, có thể đánh răng nhẹ nhàng hơn, hạn chế thức ăn cứng và dùng tăm, chỉ nha khoa.

- Chườm lạnh bằng cách nhúng túi trà lọc vào cốc nước lạnh, tình trạng chảy máu lợi sẽ được giảm bớt nhanh chóng.

- Bổ sung Vitamin C trong trái cây để hỗ trợ phục hồi, giảm chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng và cách chữa trị hiệu quả bằng chăm sóc răng miệng hàng ngày*

Chảy máu chân răng hoàn toàn

Với các trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế để đánh giá, kiểm tra, từ đó có hướng chẩn đoán và cái nhìn toàn diện để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do mảng bám cao răng dẫn đến viêm lợi, chảy máu chân răng, người bệnh cần tới nha sĩ để được làm sạch mảng bám này. Đồng thời sử dụng thuốc hỗ trợ giảm viêm, giảm chảy máu và phục hồi tổn thương.

Nếu người bệnh mắc bệnh lý răng miệng khác thì cần kết hợp điều trị những bệnh lý này, sức khỏe răng miệng mới được cải thiện triệt để. Người bệnh cũng cần chú ý đến chăm sóc răng miệng kỹ càng hơn, thường xuyên hơn và loại bỏ các thói quen xấu gây hại đến sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những thông tin cần biết về chảy máu chân răng và cách chữa trị hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget