Ê buốt chân răng là do nguyên nhân nào gây ra thưa bác sĩ? Mấy ngày gần đây tôi luôn có cảm giác ê buốt chân răng khiến tôi rất khó chịu. Việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khó khăn, mọi người nói tôi có thể bị viêm chân răng. Tôi rất lo lắng về vấn đề này của mình. Bác sĩ nha khoa sài gòn có thể tư vấn giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Thu Hiền, Quảng Ngãi)
Trả lời:
Chào Thu Hiền,
Trước hết, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng nha khoa chúng tôi khi đã gửi thắc mắc về nhờ giải đáp. Không chỉ riêng bạn, ê buốt chân răng do đâu cũng là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đã hỏi và chúng tôi có thể trả lời như sau:
Nguyên nhân gây ê buốt chân răng
Ê buốt chân răng chủ yếu là do lớp men răng bị mòn, lộ lớp ngà răng nhạy cảm phía trong, cụ thể nguyên nhân gây ê buốt chân răng như sau:
- Tụt nướu chân răng do chải răng không đúng cách, vôi răng bám nhiều dẫn đến viêm chân răng, viên nha chu lâu ngày nướu bị tụt gây ê buốt.
- Sử dụng nhiều đồ uống có tính axit cao như rượu bia, soda,...axits sẽ gây ra phản ứng hóa học dẫn đến mòn men răng và lộ ngà răng.
Ê buốt chân răng do nhiều nguyên nhân |
- Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao, chải mạnh và nhiều lần trong ngày làm răng bị tổn thương, mem răng bị mòn.
- Tẩy trắng răng hoặc đeo niềng răng được thực hiện tại nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu cũng làm bạn bị ê buốt chân răng.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như nghiến răng khi ngủ, https://cutt.ly/Jwc06D8Y hay do tuổi tác cao răng sẽ nhạy cảm hơn.
Điều trị ê buốt chân răng bằng cách nào?
Để khắc phục tình trạng ê buốt chân răng hiệu quả, cần phải xác định được nguyên nhân gây ra ê buốt. Từ đó có cách điều trị dứt điểm, thông thường ê buốt chân răng do bệnh lý nha khoa thì sẽ có 2 cách điều trị đó là trám răng thẩm mỹ và bọc răng sứ thẩm mỹ. Tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng mà bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.
- Trám răng thẩm mỹ: bác sĩ dùng vật liệu nhân tạo để trám vào vùng răng bị sâu, mòn, sứt mẻ,...Mặc dù phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho bệnh nhân nhưng chỉ áp dụng được với tình trạng nhẹ, chưa gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Bọc răng sứ: bác sĩ mài một phần răng thật và bọc mão sứ lên trên. Cách này không những điều trị được ê buốt chân răng mà còn giúp răng có tính thẩm mỹ hơn, độ bền của răng sứ cũng lâu hơn. Với trường hợp răng bị sứt mẻ nhiều, mòn men răng nặng,...không thể hàn trám được thì phương pháp này hoàn toàn phù hợp.
Bọc răng sứ để khắc phục ê buốt chân răng |
Phòng tránh ê buốt chân răng như thế nào?
Sau khi điều trị ê buốt chân răng, nên áp dụng các cách phòng tránh như:
- Chải răng đúng cách, nên thực hiện ngày 2-3 lần để loại bỏ vụn thức ăn còn trong khoang miệng.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để đánh bay mảng bám thức ăn giắt trong kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được.
- Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng trong nha khoa hoặc nước muối ấm để súc miệng diệt khuẩn, mang lại hơi thở thơm mát.
- Nên dùng bàn chải lông mềm, sử dụng trong 3 tháng thì bàn chải mới để tránh mắc các bệnh răng miệng.
- Khám răng định kì 3-6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và phát hiện các bệnh lý răng miệng, từ đó có thể điều trị.
Với những giải đáp về ê buốt chân răng do đâu và cách điều trị như thế nào ở trên hi vọng bạn Thu Hiền đã có thông tin cần thiết. Với tình trạng răng miệng của bạn, tốt nhất bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám cụ thể hơn.
Tg: Ngavvt
Đăng nhận xét