Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng chóp răng và sự phá hủy của các mô quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các túi mủ bao xung quanh chân răng, làm chết tủy dẫn đến các biến chứng như: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm...
Nguyên nhân gây áp xe răng
Áp xe răng là bệnh xuất hiện do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng hoặc khi răng bị chấn thương khiến cho vi khuẩn phát triển vào tủy răng, nhiễm trùng gây áp xe chân răng. Khi mủ nhiều sẽ tạo ra lực ép lớn vào dây thần kinh và gây nên những cơn đau dữ dội.
Nguyên nhân bắt nguồn gây áp xe lợi vùng chân răng là do cách vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến những thức ăn còn đọng lại, tạo thành mảng bám giúp vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Tin nha khoa: Quy trình niềng răng sứ giá bao nhiêu tiền hợp lý nhất?
Nguyên nhân gây áp xe răng trực tiếp là do bệnh sâu răng, khi răng bị sâu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến sự sinh sôi quá nhanh của các vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này sinh ra các độc tố làm cho vùng quanh tủy bị sưng mủ, tổn thương xương gây ra áp xe răng.
Phân loại áp xe răng
Có 3 loại áp xe răng thường gặp nhất là: áp xe quanh cuống, áp xe quanh răng, áp xe quanh thân răng. Bạn có thể biết rõ từng loại qua những phân tích dưới đây.
Áp xe quanh cuống: Hình thành quanh phần chóp răng nhiễm khuẩn, nguyên nhân chính thường do sâu răng không được điều trị áp xe răng kịp thời, gây nhiễm khuẩn tủy. Khi tủy răng viêm nhiễm không được làm sạch, mủ sẽ tích tụ quanh chân răng, hình thành nên áp xe chóp răng.
Áp xe quanh răng: Còn được gọi là áp xe lợi, phát sinh từ bên ngoài răng tác động chứ không phải từ bên trong như áp xe quanh cuống. Nguyên nhân chính là do các vụn thức ăn kẹt giữa lợi và răng hoặc bị mắc sẵn các bệnh lý răng như nha chu.
Áp xe quanh thân răng: Trường hợp này thường liên quan đến áp xe răng khôn, do răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt hoặc bị lợi trùm.
Điều trị áp xe răng như thế nào?
Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các cách chữa áp xe chân răng khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.
- Điều trị cấp: chích rạch áp xe, làm kháng sinh đồ. Thuốc hỗ trợ điều trị: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng.
- Điều trị tiếp theo loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng.
Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng
- Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng tốt nhất là cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và súc miệng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Để phòng ngừa áp xe răng, cần khám nha khoa định kỳ và lấy vôi răng 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng; chải răng sau mỗi bữa ăn, chải răng đúng phương pháp, dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng; phục hồi các tổn thương như: trám các răng sâu, phục hình lại các răng mất, điều chỉnh các răng lệch lạc…
- Thay đổi thói quen ăn uống : tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ.
Bài viết được trích nguồn từ: https://thammy3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
Đăng nhận xét