Hàm móm là một dạng sai lệch khiến khớp cắn ngược, vòm hàm dưới phủ ngoài vòm hàm trên. Từ đó, khuyết điểm này khiến gương mặt bất cân xứng, việc ăn nhai trở nên khó khăn. Đa phần những người mắc khuyết điểm hàm móm đều có gương mặt khiếm khuyết, thiếu ấn tượng. Do đó, khuyết điểm này làm nhiều người có tâm lý mặc cảm, e dè và ngại tiếp xúc với đám đông.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân xuất hiện hàm móm chủ yếu là do di truyền. Một số khác mắc phải căn bệnh này do quá trình sinh hoạt bị tác động. Cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì hàm móm cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, cần tiến hành can thiệp, khắc phục hiệu quả.
Cắt xương hàm móm khi nào?
Hàm móm được chia làm các mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Sau khi xác định mức độ bệnh lý, bác sĩ chỉ định tình trạng của bạn có cần phẫu thuật hay không. Và dưới đây là các trường hợp móm phổ biến
Trường hợp thứ nhất: Móm do xương hàm là tình trạng móm nặng do rối loạn chức năng khớp cắn, khiến cho xương hàm mặt và xương sọ mất cân xứng. Đối tượng này phải tiến hành cắt xương hàm móm mới có thể khắc phục được.
Trường hợp thứ hai: Móm do răng là khi bạn quan sát thấy nhiều chiếc răng hàm dưới bị đẩy chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm trên. Đối với trường hợp móm do răng, bạn chỉ cần chỉnh răng móm bằng biện pháp niềng răng là đủ. Thông tin thêm về chi phí niềng răng mặt trong khi bị móm
Trường hợp thứ ba: Móm do cả xương hàm và răng là mức độ móm phức tạp. Lúc này, bác sĩ phải kết hợp niềng răng và cắt xương hàm móm để tái cấu trúc toàn bộ hàm răng.
Quy trình cắt xương hàm móm như thế nào?
Một quy trình cắt xương hàm móm chuẩn Y khoa phải được đội ngũ bác sĩ tay nghề cao trực tiếp thực hiện theo các bước như sau:
Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ phải kiểm tra tình trạng răng hàm của bạn, để xác định nguyên nhân gây ra móm bằng máy chụp X-quang. Qua máy ConeBeam CT kỹ thuật số 3D, hệ thống dây thần kinh, tình trạng mạch máu, cấu trúc xương hàm trên, hàm dưới được thể hiện chi tiết.
Dựa vào đó, bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và mức độ móm của hàm. Lúc này, bác sĩ tư vấn cho bạn phương pháp cắt xương hàm móm móm phù hợp.
Tiến hành xét nghiệm
Việc xét nghiệm tổng quan từ xét nghiệm máu, nước tiểu cho đến tim phổi,…giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn có đảm bảo yêu cầu để tiến hành phẫu thuật hay không. Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị một bệnh lý bất kì hoặc thể trạng không tốt, bác sĩ điều chỉnh thời gian cắt xương hàm móm hàm móm thích hợp.
Gây tê hoặc gây mê
Trước khi cắt xương hàm móm, bác sĩ chỉ đạo ê kíp phẫu thuật trực tiếp gây tê hoặc gây mê cho bệnh nhân. Thuốc tê giúp cho bệnh nhân thoải mái trong suốt quá trình xâm lấn cắt hàm chữa móm mà không cảm thấy chút đau đớn hay khó chịu nào.
Thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật cắt xương hàm móm diễn ra như thế nào được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng trường hợp cụ thể:
- Nếu móm do hàm trên thụt vào và hàm dưới chìa ra ngoài quá mức, thì phải cắt xương hàm móm ở cả hai hàm.
- Nếu hàm dưới bị đẩy vào sâu bên trong, bác sĩ tiến hành nhổ hai răng số 4 rồi cắt ngách lợi qua răng số 4.
- Nếu hai cành bên của hàm dưới bị đẩy lùi về sau, bạn được phẫu thuật cắt hai cành bên mà không cần nhổ răng bằng phương pháp chỉnh móm BBSO 1 hàm dưới.
Các thao tác cắt xương hàm móm được thực hiện dưới bàn tay của các bác sĩ chuyên môn cao cùng với sự hỗ trợ tối đa của thiết bị y tế tân tiến, nên các bạn có thể an tâm. Tuy nhiên, để vết thương chóng lành và kết quả sau phẫu thuật đạt như mong đợi, người bệnh cần tuân thủ mọi yêu cầu và chỉ định của bác sĩ điều trị, đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc hậu phẫu tại nhà một cách khoa học.
Bài viết trích nguồn tại: https://lamdepmuidl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt
Đăng nhận xét